Cơ chế kháng khuẩn của ion Bạc có trong Nano bạc?
Cơ chế kháng khuẩn của ion Bạc có trong Nano bạc?
Hiện nay, cơ chế kháng khuẩn của các ion Bạc chưa rõ ràng nhưng, đa số các nhà khoa học đồng thuận với 03 cơ chế kháng khuẩn của ion Bạc như sau.
(1) ion Bạc chúng phá hủy chức năng hô hấp.
(2) ion Bạc phá hủy chức năng của thành tế bào.
(3) ion Bạc liên kết với DNA của tế bào vi sinh vật và phá hủy chức năng của chúng.
Cho tới thời điểm hiện tại, trong giới khoa học đang tồn tại một số quan điểm giải thích cơ chế diệt khuẩn của bạc. Cơ chế diệt khuẩn của Bạc chủ yếu dựa trên sự tương tác tĩnh điện giữa ion bạc mang điện tích dương và bề mặt tế bào vi khuẩn mang điện tích âm. Ngoài ra còn dựa trên khả năng vô hiệu hóa nhóm thiol trong men vận chuyển Oxy, hoặc trên sự tương tác của ion bạc với DNA dẫn đến sự dime hóa pyridin và cản trở quá trình sao chép DNA của tế bào vi khuẩn.
Các nhà khoa học thuộc hãng Inovation Hàn Quốc cho rằng Bạc tác dụng lên màng bảo vệ của tế bào vi khuẩn. Màng này là một cấu trúc gồm các glycoprotein được liên kết với nhau bằng cầu nối axit amin để tạo độ cứng cho màng. Các ion bạc tương tác với các nhóm peptidoglican và ức chế khả năng vận chuyển oxy của chúng vào bên trong tế bào, dẫn đến vi khuẩn bị tê liệt.
Cơ chế tác động của các ion bạc lên vi khuẩn được các nhà khoa học Trung Quốc tại ANSON mô tả như sau: khi ion Ag+ tác dụng với lớp màng của tế bào vi khuẩn nó sẽ phản ứng với nhóm sunphohydril –SH của phân tử men chuyển hóa oxy và vô hiệu hóa men này dẫn đến ức chế quá trình hô hấp của tế bào vi khuẩn. Ngoài ra, các ion bạc còn có khả năng ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn bằng cách sản sinh ra Oxy nguyên tử siêu hoạt tính trên bề mặt của hạt bạc theo phương trình hóa học sau.
2Ag+ + O-2 ® 2Ag0 + O0
Theo một số nhà khoa học Nga, lý thuyết hấp phụ giải thích khả năng diệt khuẩn của ion Bạc hiện đang được chấp nhận rộng rãi hơn cả. Theo đó, tế bào vi khuẩn bị vô hiệu hóa là do kết quả của quá trình tương tác tĩnh điện giữa bề mặt mang điện tích âm của tế bào và ion Ag+ được hấp phụ lên đó, các ion này sau đó xâm nhập vào bên trong tế bào vi khuẩn và vô hiệu hóa chúng. Đối với hạt nano bạc tác dụng trên vi khuẩn sẽ phải chuyển đổi từ hạt nano bạc sang ion Ag+ tự do và các ion tự do này sau đó tác dụng lên các vị trí mang điện tích âm trên vi khuẩn.
Khả năng diệt khuẩn của ion bạc không dựa trên đặc tính gây nhiễm của vi khuẩn như là đối với các chất kháng sinh, mà dựa trên cơ chế tác dụng lên cấu trúc tế bào. Bất cứ tế bào nào không có màng bền hóa học bảo vệ (vi khuẩn và virut thuộc cấu trúc loại này) đều chịu tác động của bạc. Các tế bào động vật máu nóng không chứa các lớp peptidoglycan, nên bạc không tác động được.
#nanobac #bạc #ionbac #trusilvr #quantumsilver #nuocbac #viemloetdaday #viemxoang #namngua
0 nhận xét